Indochinapearl
  • Vịnh Hạ Long

    /Images/Slider/vinh_ha_long.jpg

    Vịnh Hạ Long
  • Indochinapearl - Hà Giang

    /Images/Slider/VietNam7.jpg

    Indochinapearl - Hà Giang
  • Indochinapearl - Myanmar

    /Images/Slider/Bagan sunset view_994x360.jpg

    Indochinapearl - Myanmar
  • Indochinapearl - Kambodia

    /Images/Slider/shutterstock_2122751412_994x360.jpg

    Indochinapearl - Kambodia
  • Indochinapearl - Malaysia

    /Images/Slider/2_994x360.jpg

    Indochinapearl - Malaysia

Lào và những lễ hội truyền thống đặc sắc
Liên hệ

Lào – đất nước triệu voi, đất nước vạn tưởng, đất nước của những lễ hội. Cùng Du Lịch Việt Nam đến tham dự và khám phá các lễ hội độc đáo và lớn nhất nơi đây nhé!

1. Lễ hội Thạt Luổng

Là đất nước mà đạo Phật được coi là Quốc đạo, hàng năm tại Lào, hầu như tháng nào cũng có lễ hội; trong đó, Hội Thạt Luổng là lễ hội truyền thống đặc sắc, đậm nét văn hoá Lào nhất và thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân các bộ tộc Lào trên cả nước cùng nhân dân các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, cũng như khách quốc tế. Lễ hội Thạt Luổng diễn ra vào những ngày sát rằm tháng 12 Phật lịch, kéo dài một tuần và kết thúc vào đúng ngày rằm của tháng. Có tới hàng nghìn gian triển lãm hàng hoá là sản phẩm từ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các ngành, địa phương trong cả nước, của các nước láng giềng.

Lễ hội Thạt Luổng
Lễ hội Thạt Luổng

Một trong những nét chính của phần lễ Thạt Luổng - lễ hội truyền thống đặc sắc của Lào là lễ rước Phạ Sạt Phơng (lễ rước tháp) từ chùa Mẹ Xỉ Mương tới Thạt Luổng. Phạ Sạt Phơng là một mô hình kiến trúc đền thờ được làm bằng chất liệu xốp, xung quanh gắn hoa làm bằng sáp ong màu vàng rực rỡ. Trên chóp cắm 9 bông hoa sen trắng, xung quanh tháp có các tua dây kết hoa hoặc tiền bạc có ý nghĩa giống như tập tục đốt nhà cửa, tiền bạc… cho người đã khuất của người Việt Nam.

Khi đến Thạt Luổng, những người rước sẽ khiêng Phạ Sạt Phơng đi vòng quanh Thạt Luổng ba vòng trước khi dừng lại ở hậu sảnh dâng lễ và được sư thầy tiếp nhận lễ vật với hình thức trang trọng, nghiêm cẩn, thành kính. Theo tục lệ, mỗi gia đình, bản hoặc một nhóm người… đều có thể chung nhau cúng một Phạ Sạt Phơng.

2. Lễ hội cầu mưa Bun Bangfai 

Tháng 5 ở Lào và Thái Lan là tháng của lễ hội Bun Bangfai - Lễ hội bắn pháo cầu mưa truyền thống đặc sắc của người Lào. Lễ hội được tổ chức vào những ngày khác nhau ở các làng khác nhau trên cả nước và rải rác trong suốt cả tháng.

Lễ hội bắn pháo cầu mưa ở làng Naxone quận Pakngum, Vientiane (Lào) được xem là lễ hội lớn so với những làng khác do làng Naxone khá gần thủ đô Vientiane (cách khoảng 50km) nên thu hút số lượng đông đảo nhân dân Vientiane và khu vực lân cận tham gia. 

Lễ hội cầu mưa Bun Bangfai
Lễ hội cầu mưa Bun Bangfai 

Trước đây, ở thủ đô Vientiane, người ta cũng tổ chức lễ hội truyền thống Làotương tự nhưng nay, do quá trình đô thị hóa, nhà cửa mọc lên san sát, lễ hội bị cấm tổ chức trong thành phố vì chính quyền thành phố lo ngại khả năng cháy nổ và gây nguy hiểm. Dân thủ đô vì vậy tham gia hội bắn pháo ở các vùng lân cận. 

3. Lễ hội té nước ở Lào 

Lễ hội truyền thống té nước của Lào có tên gọi là lễ hội Bunpimay thường diễn ra từ 13 đến 15/4 hàng năm theo Phật lịch. Lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Ngày Tết, mọi người thường té nước vào nhau để cầu may cho cả năm. Tết Bunpimay thường diễn ra trong ba ngày. Ngày đầu tiên cũng là ngày cuối cùng của năm cũ, người ta lau dọn sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ, chuẩn bị nước thơm và hoa. Vào buổi chiều, người dân trong làng tập trung ở chùa để làm lễ cúng Phật, cầu nguyện, nghe các nhà sư giảng đạo. Người ta lên chùa để cầu mong sức khoẻ và hạnh phúc cho cả năm. Sau đó, người ta rước tượng Phật ra một gian riêng trong ba ngày và mở cửa để mọi người có thể vào tắm Phật. Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà để sức vào người làm phước. 

Lễ hội té nước ở Lào
Lễ hội té nước ở Lào 

4. Lễ hội lên chùa Khẩu - phẳn - sả ở Lào 

Lào là đất nước coi đạo Phật là Quốc đạo, nên tất cả mọi người dân đều tham gia lễ Khẩu- phẳn- sả; Khách du lịch, người nước ngoài, kể cả một số tôn giáo khác sinh sống tại Lào vẫn bị ảnh hưởng và tiếp nhận các họat động của lễ hội này. Thời gian lễ hội truyền thống đặc sắc của Lào này diễn ra 3 tháng và kết thúc vào giữa tháng 11. Tuy có các tháng kiêng kỵ, nhưng các họat động của xã hội Lào vẫn diễn ra bình thường. Tất cả mọi người, từ nông thôn đến thành thị đều trọng lễ này và sắm lễ vật lên chùa. Mục đích cầu may, cầu an và sức khỏe, đất nước thanh bình mùa màng tốt tươi. Sau lễ này, mọi người sẽ kiêng không tổ chức cưới hỏi, không say rượu bia; các nhà sư không di chuyển sang chùa khác.

 Lễ hội lên chùa ở Lào
Lễ hội lên chùa ở Lào

5. Lễ hội đua thuyền ở Lào - Lễ hội Boat Racing Festival

Theo quan diểm của người Lào sau ba tháng ăn chay, mọi người đã xua hết những ưu phiền để bắt đầu với những ngày mới của cuộc đời, đây là thời điểm diễn ra lễ hội đua thuyền - lễ hội truyền thống đặc sắc của người Lào. Lễ mãn chay gồm có 3 hoạt động chính đó là: hành lễ ( trong đó có cúng thực và rước nến xung quanh chùa), thả thuyền đèn nhưng quan trọng và sôi nổi nhất là hội đua thuyền. Hội đua thuyền vừa được coi là dịp vui chơi vừa để đón nhận những điều tốt lành may mắn. Vì vậy vào những ngày này các cơ quan, công sở cũng được nghỉ làm để vui hội

 Lễ hội đua thuyền ở Lào
Lễ hội đua thuyền ở Lào 

Trước ngày lễ người dân đến các ngôi chùa trong thành phố để làm lễ “Tắc bạt” (lễ khấn phật, xá tội). Đêm trước của ngày hội đua thuyền họ tập trung ở bờ sông Mê Kông để thả đèn và thuyền xuống dòng sông cầu mong hạnh phúc và những điều tốt đẹp. Lễ hội đua thuyền truyền thống đặc sắc của Lào được xem như là một mốc khởi động cho sự vui chơi giải trí, lập gia đình, làm nhà.... của người Lào. Vì vậy nó có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với con người sinh ra và lớn lên trên đất nước Triệu Voi.

0